Giá trị kinh tế của cây tre

GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY TRE

Không chỉ là vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường, tre còn mang đến nhiều giá trị cho nền kinh tế quốc gia. Tre mảnh mai nhưng lợi ích lại vô cùng to lớn. Nhờ trồng tre mà nhiều cuộc đời đã thay đổi, nhiều gia đình đã vươn lên giàu có. Giá trị kinh tế của cây tre là điều không thể phủ nhận!

The economic value of bamboo
Giá trị kinh tế của cây tre

Tre sinh trưởng trong môi trường khắc nghiệt

Không giống các loài cây khác, tre có thể phát triển ở mọi vùng đất: từ đất vườn đến nương rẫy, từ bờ suối đến vùng núi cao. Đặc biệt, tre có thể chống chọi với mọi thời tiết khắc nghiệt, những khóm tre xanh chính là hàng rào bảo vệ con người khỏi sự tàn phá của thiên nhiên.

Là loài cây có sức sống mãnh liệt, tre không cần kỹ thuật cao hay công sức chăm sóc. Thậm chí, không đòi hỏi phân bón hay thuốc trừ sâu, tre lớn lên mạnh mẽ trong điều kiện tự nhiên đơn thuần.
Một trong những lợi ích không thể không nhắc đến: tre góp phần tích cực bảo vệ môi trường đất. Vì thế ở những vùng đất bị hư hỏng do chăn thả quá mức hoặc các điều kiện nông nghiệp nghèo nàn, người dân thường trồng tre như một cách khởi đầu để khôi phục đất đai.

Giá trị kinh tế của cây tre

Khác với gỗ, trồng tre có chi phí ban đầu tương đối thấp nên giảm gánh nặng đầu tư cho người nông dân. Trồng tre rất nhanh thu hồi vốn vì mọi bộ phận của tre đều có giá trị kinh tế.

  • Măng tre có giá trị dinh dưỡng cao, rất được ưa chuộng tại các nước phương Tây.
  • Lá tre tươi dùng làm nguyên liệu gói bánh, lá tre khô làm phân hữu cơ.
  • Thân tre dùng làm vật liệu xây dựng, sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu nước ngoài.
  • Rễ tre dùng làm chất đốt.
Giá trị kinh tế của cây tre
Măng tre có giá trị dinh dưỡng cao

Các sản phẩm từ tre đều là sản phẩm sạch và thân thiện với môi trường, nên nhiều khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn 15% để mua được chúng. Dù chỉ là vật liệu thô sơ, nhưng nhiều sản phẩm mây tre đan tinh xảo vẫn có giá trị lên đến hàng nghìn USD.

Tre trong xây dựng

Tre chỉ cần 3-5 năm để trưởng thành. Sau khi thu hoạch, tre lại tự tái sinh mà không cần trồng mới. Cứ như vậy, tre mang lại giá trị kinh tế hầu như quanh năm.
Chính phủ các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia đang khuyến khích nông dân phát triển cây tre để thay thế các loại cây lấy gỗ đang cạn kiệt.

Việt Nam có diện tích rừng tre lớn

Với 1,4 triệu ha rừng tre, Việt Nam là nước có diện tích trồng tre lớn thứ 4 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Mianma. Đặc biệt, giá tre ở Việt Nam chỉ bằng ⅓ so với tỉnh Anji, Trung Quốc nên mở ra nhiều cơ hội cạnh tranh.

Giá trị kinh tế, giá trị văn hóa, giá trị bản địa mà tre đem đến quá lớn, và chắc chắn sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai. Hãy biết trân trọng và tận dụng điều đó. Hãy sống tốt với tre, tre sẽ sống tốt với người![:]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

11 + 3 =